Công tác phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các viện, trường đại học đóng trên địa bàn, doanh nghiệp… được tăng cường, qua đó nâng cao chất lượng tham mưu trong hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN.
Trong lĩnh vực thông tin KH&CN, đã chọn lọc trên 80 tài liệu bao gồm các kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, các tổng luận KH&CN đưa vào hệ thống cơ sở dữ liệu thư viện điện tử; chọn lọc, biên tập, đưa hàng trăm tin, bài lên Trang thông tin điện tử Sở KH&CN; định kỳ xuất bản và phát hành các Bản tin KH&CN Lâm Đồng, Bản tin KH&CN và Doanh nghiệp, Bản tin KH&CN phục vụ nông nghiệp, nông thôn; thực hiện đưa tin các hoạt động KH&CN trên Báo Lâm Đồng, Đài Phát thanh và Truyền hình Lâm Đồng...
Hoạt động phân tích và chứng nhận chất lượng được đẩy mạnh; các hoạt động ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN cho các đơn vị, địa phương đã khẳng định tầm quan trọng của KH&CN góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương thông qua việc tiếp thu, làm chủ, thích nghi và khai thác có hiệu quả các công nghệ tiên tiến, chú trọng ứng dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng tốt phù hợp với đặc thù của từng địa bàn.
Cùng với việc đổi mới trong hoạt động quản lý khoa học theo tinh thần Luật KH&CN năm 2013 và các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành và địa phương, việc tổ chức và triển khai nhiệm vụ ứng dụng KH&CN được đẩy mạnh; trách nhiệm của các sở, ngành, chính quyền địa phương trong việc đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học được nâng cao; việc đặt hàng và thực hiện nhiệm vụ được triển khai hàng quý đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất và đời sống…
Một số kết quả nghiên cứu nổi bật năm 2016
Sau 2 năm thực hiện, đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật để sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại tỉnh Lâm Đồng” đã xác định được thành phần sâu hại và thiên địch trên 4 loại cây rau chính: cải bắp, cà chua, ớt ngọt, khoai tây sản xuất trong nhà kính, nhà lưới và ngoài đồng tại Lâm Đồng; xây dựng 4 mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP các loại cây trồng trên với hiệu quả kinh tế của các mô hình cao hơn so với đối chứng từ 30-41 triệu đồng/ha/vụ (doanh thu tăng 11-16%). Sản phẩm của các mô hình đều được cấp chứng nhận sản xuất rau đạt tiêu chuẩn VietGAP.
Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật để nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số xã Gia Bắc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng” đã xây dựng được vườn giống cà phê, mô hình ghép cải tạo vườn cà phê, mô hình trồng tiêu xen vườn cà phê, mô hình trồng mới cà phê. Các mô hình sinh trưởng, phát triển tốt so với đối chứng, bước đầu mang lại thu nhập cao cho các hộ tham gia. Ngoài ra, mô hình nuôi heo địa phương do dự án triển khai đã tạo nguồn giống tốt để cải tạo, nhân rộng và phát triển chăn nuôi heo trong vùng. Dự án đã đào tạo 10 kỹ thuật viên cơ sở các kiến thức cơ bản về trồng trọt và chăn nuôi, đào tạo chuyên sâu quy trình kỹ thuật chăm sóc các đối tượng cây trồng, vật nuôi thực hiện trong dự án. Dự án đã tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho 320 lượt hộ nông dân trực tiếp tham gia mô hình và người dân trong vùng về kỹ thuật trồng và khai thác vườn chồi cà phê, trồng và chăm sóc cà phê, kỹ thuật ghép cải tạo vườn cà phê, kỹ thuật trồng tiêu xen vườn cà phê, kỹ thuật chăn nuôi heo theo hướng bán chăn thả có kiểm soát dịch bệnh.

Tham quan mô hình sản xuất ớt ngọt an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP
Đề tài “Nghiên cứu nuôi cấy nấm Đông trùng hạ thảo tại Lâm Đồng” đã thu thập và xây dựng bộ sưu tập giống nấm ký sinh côn trùng gồm
5 loài, trong đó có 2 loài hình thành quả thể; xác định các yếu tố thích hợp để nhân giống nấm ký sinh côn trùng; gây nhiễm chủng nấm Cordyceps militaris bằng phương pháp hoại sinh lên nhộng tằm, dế nuôi, sâu gạo. Đề tài đã xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi trồng nhộng trùng thảo trên nhộng tằm, gạo lứt; đông trùng hạ thảo ve sầu trên gạo lứt và các quy trình này có khả năng chuyển giao sản xuất, ứng dụng trong y dược. Quy trình đã được chuyển giao cho Trường Cao đẳng Công nghệ Kinh tế kỹ thuật Bảo Lộc và Công ty TNHH Đông trùng hạ thảo châu Á chi nhánh
Lâm Đồng…
Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao nuôi trồng nấm Linh chi đỏ trên hỗn hợp giá thể gỗ quế và nấm Hương tại huyện nông thôn mới Đơn Dương và huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng” đã xây dựng 4 mô hình trồng nấm Linh chi đỏ Đà Lạt, nấm Hương trên mùn cao su, hỗn hợp gỗ quế tại huyện Lạc Dương, Đơn Dương. Các sản phẩm của dự án
đã được phân tích một số hoạt chất chính, thành phần dinh dưỡng, chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, dự án đã tổ chức đào tạo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng nấm cho 87 lượt nông dân tại huyện Đơn Dương, Lạc Dương, qua đó từng bước nhân rộng kết quả dự án phục vụ hoạt động sản xuất trên địa bàn.
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng mô hình giảm thiểu tác động bất lợi của các yếu tố môi trường miền cao nguyên đến hoạt động quân sự của lực lượng vũ trang tỉnh Lâm Đồng” đã điều tra, khảo sát và đánh giá tổng quan các tác động đến công trình quân sự, vũ khí, trang bị, hoạt động huấn luyện và diễn tập dã ngoại, công tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuật và sức khỏe bộ đội; thiết kế chế tạo và lắp đặt 1 mô hình thử nghiệm cảnh báo nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của yếu tố môi trường khí hậu tại nhà kho số 3 trực thuộc Kho 729.
Đề tài “Đổi mới công tác đánh giá công chức trong cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Lâm Đồng" được triển khai nhằm đề xuất đổi mới công tác đánh giá công chức trong cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh. Đề tài tập trung làm rõ các nội dung cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về đánh giá công chức; xây dựng khung phân tích và công cụ thu thập dữ liệu để điều tra, phân tích kết quả của công tác đánh giá công chức; đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp đổi mới công tác đánh giá công chức.
Đề tài “Nâng cao vai trò người phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình ở các xã đặc biệt khó khăn tỉnh Lâm Đồng” đã làm rõ thực trạng, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số tại các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và gia đình; qua đó đề xuất các giải pháp và xây dựng 3 mô hình nhằm nâng cao vai trò tích cực của phụ nữ dân tộc thiểu số. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cung cấp các số liệu thực tiễn về vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số làm cơ sở cho việc ban hành, thực hiện các chính sách đối với phụ nữ dân tộc thiểu số ở các xã khó khăn của tỉnh.
Định hướng nhiệm vụ chủ yếu năm 2017
Trên cơ sở những kết quả đạt được trong năm 2016, hoạt động quản lý KH&CN tỉnh Lâm Đồng năm 2017 sẽ tập trung một số nhiệm vụ chủ
yếu sau:
Tổ chức triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN theo hướng ưu tiên gồm các nhiệm vụ ứng dụng tiến bộ KH&CN phục vụ chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; ứng dụng
KH&CN phục vụ xây dựng nông thôn mới cũng như các chương trình trọng tâm của tỉnh giai đoạn 2016-2020;
Tiếp tục triển khai có hiệu quả các dự án thuộc Chương trình nông thôn, miền núi giai đoạn 2016-2020 gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới đã được Bộ KH&CN phê duyệt và tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn toàn tỉnh. Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo tinh thần đổi mới của Luật KH&CN năm 2013 và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X;
Hoàn thành thủ tục triển khai có hiệu quả các dự án tăng cường trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và xây dựng Trạm thực nghiệm các giống rau, hoa tại huyện Đơn Dương;

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt trong vùng đồng bào dân tộc xã Tà Hine, huyện Đức Trọng
Tiếp tục xây dựng Đề án thành lập Khu Nông nghiệp công nghệ cao Lâm Đồng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”;
Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 65-KH/TU ngày 19/02/2013 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.