Chiến lược, chính sách phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại một số quốc gia - Tổng luận số 4/2024
Xem/ Mở
Năm
2024Tác giả
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Bản ghi dữ liệu đầy đủ
Hiển thị đầy đủ bản ghiTrích yếu
Chất bán dẫn là thành phần thiết yếu của vi mạch (chip), được sử dụng trong hầu
hết các sản phẩm điện tử thông dụng từ tủ lạnh, lò vi sóng đến máy tính và điện thoại
thông minh. Công nghệ chip bán dẫn là nền tảng cho nhiều công nghệ mới nổi như trí
tuệ nhân tạo (AI), điện toán lượng tử, ô tô thông minh và Internet vạn vật (IoT) và cũng
là động lực cho tăng trưởng tương lai của ngành công nghiệp bán dẫn.
Ngành công nghiệp bán dẫn đang phát triển mạnh mẽ. Năm 2022, doanh số bán
dẫn toàn cầu đạt 574 tỷ USD, mức cao chưa từng có. Theo dự báo, con số này sẽ vượt 1
nghìn tỷ USD vào năm 2030, do gia tăng nhu cầu về điện toán và lưu trữ dữ liệu,
truyền thông không dây và hệ thống điện ở ô tô.
Chuỗi cung ứng bán dẫn bao gồm các công đoạn nghiên cứu và phát triển (R&D),
thiết kế, chế tạo (hoặc sản xuất) chip, cũng như lắp ráp, thử nghiệm và đóng gói (ATP)
để chuẩn bị cho bước tích hợp cuối cùng chip vào các thiết bị điện tử. Quá trình sản
xuất chip rất phức tạp, đòi hỏi mức đầu tư cao cho R&D và chi phí vốn cố định. Do đó,
không quốc gia nào có thể đảm nhiệm toàn bộ dây chuyền sản xuất chuỗi giá trị bán
dẫn, mà chỉ tập trung vào một công đoạn nào đó trong quy trình sản xuất. Chuỗi giá trị
bán dẫn bị chi phối bởi một số nền kinh tế quan trọng như Hoa Kỳ, Đài Loan, Hàn
Quốc, Nhật Bản, châu Âu và Trung Quốc. Các công ty của Hoa Kỳ dẫn đầu giai đoạn
thiết kế chip, các công ty của Đài Loan và Hàn Quốc đứng đầu về khâu chế tạo và đóng
gói. Sự phụ thuộc lẫn nhau trong chuỗi cung ứng bán dẫn đã làm nảy sinh vấn đề địa
chính trị, dẫn đến các cuộc cạnh tranh công nghệ giữa các quốc gia, đặc biệt ngày càng
gay gắt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc với mong muốn vươn lên vị trí dẫn đầu thế giới
trong ngành công nghiệp bán dẫn.
Tổng luận: “Chiến lược, chính sách phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại
một số quốc gia” khái quát hiện trạng phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn, trong
đó nhấn mạnh đến công nghệ sản xuất chip bán dẫn, cũng như những thách thức đặt ra
trong quá trình phát triển ngành bán dẫn. Các quốc gia đã đưa ra nhiều chính sách để
đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và khẳng định vị thế của mình trong
chuỗi giá trị bán dẫn, thông qua các biện pháp như đầu tư mạnh cho R&D và sản xuất
chip bán dẫn, ưu đãi thuế…Việt Nam có lợi thế và tiềm năng để trở thành một trong
những trung tâm bán dẫn nổi bật của khu vực trong tương lai nếu xây dựng được các cơ
chế, chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy đầu tư lớn cho R&D và sản xuất chip bán dẫn,
giúp nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của quốc gia, cũng như phát triển mạnh nguồn
nhân lực chất lượng cao trong ngành công nghiệp bán dẫn